Nội thất gỗ công nghiệp là gì? Giá thành ra sao?

Nhưng điều đó là không đúng sự thật. Vậy, gỗ công nghiệp là gì? Chất lượng thực sự của chúng là gì?

Nói đến các sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp, nhiều người nghĩ ngay đến những sản phẩm được làm từ chất liệu rẻ tiền, kém chất lượng. Nhưng điều đó là không đúng sự thật. Vậy, gỗ công nghiệp là gì? Chất lượng thực sự của chúng là gì? Những loại gỗ công nghiệp nào đang được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực nội thất? Câu trả lời sẽ có trong bài tổng hợp dưới đây:


Nội thất gỗ công nghiệp an toàn với người sử dụng, có kiểu dáng phong phú nên được ứng dụng trong nhiều phong cách thiết kế. Vậy gỗ nội thất công nghiệp là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu!

Xu hướng thiết kế nội thất gỗ công nghiệp đang được ưa chuộng. Đảm bảo tính thẩm mỹ, thời gian thi công nội thất nhanh và mức chi phí hợp lý là những lời nhận xét về chất liệu này.

GỖ CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ?

Gỗ công nghiệp là vật liệu được sử dụng phổ biến trong trang trí nội thất hiện nay, đặc biệt là tại các thành phố năng động như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng. Các công trình sử dụng gỗ công nghiệp rất đa dạng: từ nhà ở, biệt thự, khách sạn, resort, nhà hàng, ... Gỗ công nghiệp gồm 2 nhóm chính là MDF và MFC

Xu hướng sử dụng nội thất gỗ công nghiệp đang ngày càng gia tăng. Các sản phẩm được làm từ gỗ công nghiệp đều có tính ứng dụng cao. Chúng có thể biến đổi để phù hợp với đa dạng các phong cách thiết kế nội thất. Công nghệ hiện đại cho phép con người tạo ra đồ gỗ công nghiệp với những đường nét tinh xảo không thua kém gỗ tự nhiên là bao.

Xu hướng sử dụng nội thất gỗ công nghiệp đang gia tăng. (Ảnh sưu tầm)
Xu hướng sử dụng nội thất gỗ công nghiệp đang gia tăng. (Ảnh sưu tầm)

Các loại gỗ công nghiệp cao cấp có chất liệu bề mặt đẹp và vô cùng tinh tế, hiện đại. Đồng thời, còn có được những tính năng ưu việt mà gỗ tự nhiên không có được như: không bị cong vênh, mối mọt, co ngót do điều kiện thời tiết, khí hậu; mẫu mã, màu sắc phong phú, đa dạng; giá thành rẻ. Chính vì vậy, gỗ công nghiệp đang ngày càng được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực nội thất nhằm thay thế nguồn gỗ tự nhiên đang dần cạn kiệt.

CÁC LOẠI GỖ CÔNG NGHIỆP THÔNG DỤNG

Một số loại gỗ công nghiệp thông dụng trong thi công nội thất chung cư, nội thất nhà ở bao gồm:

  • Ván gỗ công nghiệp MFC
  • Ván gỗ công nghiệp MDF
  • Ván gỗ công nghiệp HDF
  • Gỗ Veneer

Cụ thể như sau:

VÁN GỖ CÔNG NGHIỆP MFC LÀ GÌ?

Ván gỗ công nghiệp MFC là ván gỗ dăm được phủ lớp nhựa Melamine. MFC là viết tắt của cụm từ Melamine Faced Chipboard.

Nguyên liệu làm nên Gỗ công nghiệp MFC là gỗ rừng trồng. Các loài cây thu hoạch ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su được khai thác rồi đưa về nhà máy với dây chuyền sản xuất chế biến hiện đại.  Người ta băm nhỏ cây gỗ này thành các dăm gỗ, kết hợp với keo, ép tạo độ dày thành dạng tấm dưới cường độ áp suất cao, rồi được phủ lên một lớp Melamine bảo vệ. Lớp này có tác dụng tạo thẩm mỹ, chống trầy xước, chống thấm nước. Bề mặt tấm MFC có dạng một màu trơn, giả vân gỗ hoặc giả kim loại rất đẹp mắt.

Cốt ván dăm không mịn, nhìn bằng mắt thường dễ dàng phân biệt các dăm gỗ
Cốt gỗ ván dăm MFC

Gỗ MFC là loại cốt gỗ được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây hoặc thân cây gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo, cao su...), có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại. Sau đó được đưa vào máy nghiền nát thành dăm và trộn với keo đặc chủng để ép ra thành các tấm ván với các độ dày khác nhau như 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly, cốt gỗ ván dăm có nhiều loại như cốt trắng, cốt xanh chịu ẩm, cốt đen… Kích thước tấm ván theo quy chuẩn: 1220mm x 2440mm.

VÁN GỖ CÔNG NGHIỆP MDF LÀ GÌ?

Tương tự với MFC, các cây gỗ được đưa vào máy nghiền nát ra như bột rồi gia công ép lại thành tấm kích thước tiêu chuẩn 1m2 x 2m4 với độ dày khác nhau từ 2,5 – 25 mm.

Ván gỗ công nghiệp MDF (Medium Density Fiberboard) được hiểu là ván gỗ có mật độ sợi trung bình. MDF được hình thành bằng cách trộn bột gỗ có pha sợi gỗ với keo và ép dưới lực nén trung bình. Bề mặt thường được phủ Melamine, Acrylic hoặc Veneer.

Cốt gỗ MDF loại cốt gỗ được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây
Cốt gỗ MDF loại cốt gỗ được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây

Loại cốt gỗ này được tạo thành từ các cành cây, cành cây sau đó được nghiền thành bột và trộn với keo chuyên dụng để ép thành ván với nhiều độ dày khác nhau như 3ly, 6ly, 9ly. , 12ly, 15ly, 18ly, 25ly.

Kích thước ván: 1220mm x 2440mm, bạn có thể thấy sự khác biệt hoàn toàn giữa ván dăm và ván mịn. Đúng như tên gọi, bằng mắt thường có thể nhìn thấy ván nhẵn, độ nhẵn và phẳng của bề mặt cốt gỗ.

Với công nghệ phức tạp hơn, MDF có giá trị cao hơn so với ván dăm. Đây là nguyên liệu chính hình thành nên nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm nội thất văn phòng: bàn văn phòng cao cấp, tủ tài liệu văn phòng, hộc di động ...

Ván gỗ công nghiệp MDF có độ bền cao. (Ảnh sưu tầm)
Ván gỗ công nghiệp MDF có độ bền cao. (Ảnh sưu tầm)

GỖ CÔNG NGHIỆP MDF VÀ MFC CÓ TỐT KHÔNG?

Câu trả lời: phụ thuộc vào cách bảo quản gỗ của bạn. Trong điều kiện sử dụng và thời tiết ở Việt Nam với môi trường trong nhà, đồ gỗ công nghiệp MDF và MFC có thể sử dụng từ 10 – 15 năm mà không hề thay đổi chất lượng.

Để khách hàng có thể yên tâm với điều này, sản phẩm của công ty Nội thất CNC luôn được cam kết bảo hành tận tình trong thời gian 10 năm sử dụng!

Đối với các môi trường ẩm ướt, CNC khuyến cáo khách hàng nên dùng các sản phẩm gỗ công nghiệp cao cấp là MFC chống ẩm, MDF chống ẩm hoặc HDF chịu nước.

GỖ CÔNG NGHIỆP MDF VÀ MFC CÁI NÀO TỐT HƠN?

Câu trả lời: phụ thuộc vào mục đích sử dụng của bạn. MDF có thể hoàn thiện bề mặt bằng sơn màu, melamine, dán laminate hoặc dán Veneer.

Nhân tiện xin trả lời câu hỏi cũng khá phổ biến: MDF Veneer là gì mà sao phổ biến đến vậy?

MDF Veneer là tấm MDF được dán một lớp ván lạng gỗ tự nhiên mỏng để hoàn thiện bề mặt. Có thể là Veneer xoan đào, sồi, Ash, Căm xe,… Khi đó các sản phẩm nội thất từ gỗ công nghiệp MDF Veneer sẽ trông không khác gỗ tự nhiên là bao! (thậm chí còn đẹp hơn nhờ nét căng phẳng thích hợp cho phong cách nội thất hiện đại).

Quay trở lại với câu hỏi gỗ MDF và MFC cái nào tốt hơn. MFC chỉ có một bề mặt duy nhất là Melamine, chính vì vậy chúng phải dán cạnh để hoàn thiện bề mặt. Đồng thời bề mặt Melamine ít thân thiện với con người. Do đó, ứng dụng phổ biến của MFC thường dùng cho kệ, tủ quần áo, tủ bếp. Cũng bởi MFC có khả năng chịu uốn cao hơn MDF.

Gỗ MDF thì dùng tốt hơn cho giường, bàn, sản phẩm cho trẻ em bởi chúng có nét thẩm mỹ hơn, đồng thời thân thiện với con người hơn (đối với MDF Veneer).

Dùng đúng mục đích, bảo quản đúng môi trường thích hợp thì tuổi thọ của các sản phẩm nội thất từ gỗ công nghiệp MDF và MFC rất cao: từ 10 – 15 năm sử dụng.

Đồ gỗ nội thất được sản xuất sẵn theo các mẫu tiêu chuẩn hoặc gia công theo thiết kế đặc thù rồi triển khai lắp đặt tại hiện trường.

Tiện dụng và thân thiện với môi trường là đặc tính nổi bật giúp cho gỗ công nghiệp ngày càng trở nên phổ biến trong trang trí nội thất.

VÁN GỖ CÔNG NGHIỆP HDF LÀ GÌ?

Ván gỗ công nghiệp HDF (High Density Fiberboard) được sản xuất từ bột của các loại gỗ tự nhiên. Người ta kết hợp bột gỗ tự nhiên với các chất phụ gia để làm tăng độ cứng của gỗ và ép dưới áp suất cao.

Khi đã được xử lý bề mặt, các tấm ván gỗ HDF sẽ được chuyển qua cắt theo kích thước đã được định sẵn và cán phủ lớp vân gỗ, lớp phủ bề mặt. Melamine thường được kết hợp cùng sợi thuỷ tinh để làm lớp phủ bề mặt trong suốt, giúp bảo vệ bề mặt và giữ màu sắc.

Ván gỗ công nghiệp HDF được sử dụng nhiều trong cuộc sống hiện đại. (Ảnh sưu tầm)
Ván gỗ công nghiệp HDF được sử dụng nhiều trong cuộc sống hiện đại. (Ảnh sưu tầm)

GỖ VENEER LÀ GÌ?

Gỗ Veneer là gỗ tự nhiên được lạng mỏng ra thành các tấm có độ dày từ 0,6 đến 3 mm. Bản chất gỗ Veneer có bề mặt là gỗ tự nhiên và mang đầy đủ những đặc điểm của loại gỗ dùng để tạo ra loại Veneer đó. Loại gỗ này được sử dụng nhiều trong trang trí nội thất.

Trong tình trạng khan hiếm gỗ như hiện này thì Veneer là một giải pháp tối ưu nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và khai thác gỗ.

Gỗ Veneer là giải pháp tối ưu về sản xuất nội thất gỗ. (Ảnh sưu tầm)
Gỗ Veneer là giải pháp tối ưu về sản xuất nội thất gỗ. (Ảnh sưu tầm)

Các chất liệu phủ lên nội thất gỗ công nghiệp là gì?

Một số chất liệu phủ lên gỗ công nghiệp bao gồm:

  • Melamine
  • Laminate
  • Acrylic

Cụ thể như sau

Melamine là gì?

Là bề mặt nhựa tổng hợp, Melamine có độ dày rất mỏng ước chừng 0.4 - 1 zem (1zem= 0,1mm), được phủ lên cốt gỗ, thông thường là cốt gỗ Ván dăm (Okal) hoặc Ván mịn (MDF). Sau khi hoàn thiện các tấm gỗ Melamine có độ dày thông thường là 18mm và 25mm. Các tấm gỗ phủ Melamine – MFC có các kích thước phổ thông là 1220 x 2440 hoặc 1830 x 2440mm.

Gỗ MFC có ưu điểm nổi bật đó là có nhiều màu sắc, màu sắc trong gỗ MFC rất tươi, đều màu, sáng màu, có thể ứng dụng rộng rãi trong các văn phòng, gia đình và khách sạn. Hiện tại MFC có khoảng hơn 100 mẫu màu khác nhau. Ưu điểm tiếp theo là khả năng chống cong vênh, mối mọt giúp cho sản phẩm có độ bền cao, duy trì tốt về thẩm mỹ cùng với thời gian. Nhược điểm của MFC là khả năng chịu ẩm, chống nước kém.

Melamine không gây hại cho người dùng. (Ảnh sưu tầm)
Melamine không gây hại cho người dùng. (Ảnh sưu tầm)

Laminate là gì?

Laminate là nhựa tổng hợp cao cấp. Khi ván gỗ được phủ chất liệu này sẽ có tính năng chống trầy xước, va đập và chống mối mọt tốt. Do đó, người ta thường dùng Laminate để phủ lên trên bề mặt các cốt gỗ để duy trì độ bền và tăng tính thẩm mỹ.

Laminate có khả năng chống trầy xước tốt. (Ảnh sưu tầm)
Laminate có khả năng chống trầy xước tốt. (Ảnh sưu tầm)
Đặc điểm cấu tạo bề mặt Laminate
Bề mặt Laminate

Bề mặt Laminate là bề mặt nhựa tổng hợp tương tự như Melamine, nhưng dày hơn Melamine nhiều. Độ dày của laminate là 0.5-1mm tùy từng loại ( có thể phần biệt laminate và Melamine qua độ dày), tuy nhiên laminate thông thường vẫn sử dụng có độ dày là 0.7 hoặc 0.8mm. Cũng như MFC, Laminate chủ yếu được phủ lên các cốt gỗ Ván dán (Okal), Ván mịn (MDF). Ngoài ra Laminate còn có thể dán vào gỗ uốn cong theo công nghệ postforming, tạo nên những đường cong mềm mại duyên dáng. Lớp bề mặt Laminate của Fami có độ dày tiêu chuẩn là 0.75mm, có tên gọi kỹ thuật theo công nghệ Hàn Quốc là Melamine HPL (HPL: High Pressure Laminates).

Laminate là chất liệu bề mặt nổi bật của nội thất Fami nên được sử dụng khá rộng rãi để trang trí bề mặt cho sản phẩm nội thất như bàn ghế, giường tủ, sàn nhà, cầu thang, trần thả, vách ốp, vách ngăn văn phòng ... so với những vật liệu truyền thống như veneer, đá ... Laminate là vật liệu bề mặt nhân tạo nên có tính năng ổn định, màu sắc phong phú, đồng đều, bề mặt đa dạng, đặc biệt có khả năng chịu lực cao, chịu chày xước, chịu lửa, chịu nước, chống mối mọt và hóa chất.

Bên cạnh đó, tùy theo màu, vân hoa khác nhau mà chất liệu Laminate có thể được sử dụng vào các mục đích khác nhau:

- Laminate vân gỗ, vân đá gần gũi với người thích phong cách tự nhiên, thậm chí bề mặt cũng có độ nhám, sần sùi như gỗ, đá tự nhiên. Loại này được ưa chuông nhất trên thị trường, thường sử dụng cho các công trình nhà ở, văn phòng, khách sạn hay công trình công cộng.

- Laminate màu trơn dùng cho các trang trí có tính hiện đại như tấm ốp tường, ốp trần, quầy, kệ. Loại này có hơn 100 màu để người tiêu dùng thoải mái lựa chọn.

- Với các công trình như quán ăn, cửa hàng, siêu thị, showroom .. cần màu sắc bắt mắt thì giải pháp về màu của Laminate rất thích hợp. laminate màu xanh, đỏ, cam, nhũ với bề mặt gương bóng, lấp lánh phản chiếu ánh sáng hay bề mặt kính cho cảm giác bóng bẩy và có chiều sâu. Loại này thích hợp cho không gian lớn, sang trọng như đại sảnh, hành lang hay hội trường của khách sạn, cao ốc bởi tính chất phản chiếu ánh sáng sẽ làm cho khung cảnh lung linh hơn.

Acrylic là gì?

Acrylic là loại chất được dùng để phủ lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp. Lớp phủ Acrylic giúp cho ván gỗ có vẻ ngoài bóng mịn, chống nước tốt. Các sản phẩm được làm từ chất liệu này đang rất được ưa chuộng nhờ vào sự sang trọng, hiện đại. Hơn nữa, tính ứng dụng và độ bền cao cũng giúp cho gỗ Acrylic được bài trí trong nhiều không gian khác nhau.

Acrylic được phủ lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp. (Ảnh sưu tầm)
Acrylic được phủ lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp. (Ảnh sưu tầm)

Bề mặt Veneer

Bề mặt Veneer tạo sự sang trọng, lịch sự cho sản phẩm nội thất
Bề mặt Veneer

Veneer là gỗ tự nhiên sau khi khai thác, được cắt (bóc ly tâm) thành những lát dầy từ 0.3mm > 0.6mm. Rộng tuỳ theo loại gỗ trung bình khoản 180mm, dài khoảng 240mm, được gọi là veneer được phơi và sấy khô.

- Dùng một lớp ván thường là MDF, ván ép, hoặc okal dầy 3mm, tráng keo trên bề mặt lớp nền.

- Nối (may) từng tấm Veneer lại theo quy cách (quy cách chuẩn 1200 x 2400mm) bằng keo-> dán tấm veneer lên lớp nền (MDF, Ván ép) đã phủ keo.

- Ép tấm này lại bằng máy (ép nguội hoặc ép nóng) đến khi dính và phẳng mặt.

- Dùng máy chà nhám tạo cho bề mặt veneer láng đẹp

Ưu điểm của loại bề mặt gỗ Veneer là dễ thi công, chi phí thấp so với gỗ tự nhiên và có thể tạo những đường cong theo như ý của nhà sản xuất. Chính vì vậy, những mẫu cửa gỗ đẹp được làm chủ yếu từ gỗ Veneer còn có mẫu mã và màu sắc rất đa dạng nhờ có lớp gỗ Veneer trang trí bên ngoài. Thông thường, để phát huy ưu thế cũng như hạn chế những ngược điểm của gỗ Veneer, các nhà sản xuất đồ nội thất thường dùng gỗ tự nhiên để làm đố cửa để cửa gỗ Veneer được chắc chắn hơn và phần ván được làm từ gỗ Veneer để trang trí cho cánh cửa sáng bóng và đẹp mắt.

Đối với các sản phẩm nội thất văn phòng hoặc nội thất gia đình (tủ bếp từ nội thất Đức Khang) làm từ gỗ Veneer cần lưu ý chọn được loại cốt gỗ dán phủ, vì cốt gỗ dán khi gặp nước sẽ không bị "nở" ra nhiều như cốt bằng MDF hay Okal.

CHẤT LIỆU GỖ CÔNG NGHIỆP NÀO THƯỜNG ĐƯỢC TIN DÙNG?

MFC, MDF và HDF là ba chất liệu gỗ công nghiệp được tin dùng nhất hiện nay. Những chất liệu này được dễ ứng dụng trong thi công nội thất. Không khó để bắt gặp các sản phẩm làm từ gỗ công nghiệp xuất hiện ở xung quanh chúng ta.

Nội thất gỗ công nghiệp trở nên phổ biến. (Ảnh sưu tầm)
Nội thất gỗ công nghiệp trở nên phổ biến. (Ảnh sưu tầm)


GIÁ THI CÔNG NỘI THẤT GỖ CÔNG NGHIỆP PHỤ THUỘC VÀO GÌ?

Đa phần khi tiến hành thiết kế nhà phốthi công biệt thự hay thiết kế chung cư, gia chủ thường không nắm bắt các thông tin cần thiết để lựa chọn loại vật liệu mình mong muốn.

LOẠI GỖ CÔNG NGHIỆP

Mỗi loại gỗ công nghiệp sẽ có một mức chi phí khác nhau. Vì thế bạn nên dựa trên nhu cầu sử dụng để chọn loại gỗ phù hợp với điều kiện kinh tế. Chẳng hạn như thiết kế nội thất căn hộ khu vực phòng bếp bạn nên chọn những chất liệu có khả năng chống ẩm cao như gỗ MDF để có thể sử dụng trong thời gian dài. Tham khảo thêm: Phong cách thiết kế phòng bếp.

KÍCH THƯỚC SẢN PHẨM NỘI THẤT

Kích thước cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến giá thi công nội thất gỗ công nghiệp. Tức là kích thước càng lớn thì giá càng cao. Nếu như bạn muốn nội thất nhà mình có kích thước nằm ngoài danh mục chuẩn thì được tính với mức giá riêng.

Giá thi công nội thất gỗ công nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố. (Ảnh sưu tầm)
Giá thi công nội thất gỗ công nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố. (Ảnh sưu tầm)

ĐƠN VỊ THI CÔNG NỘI THẤT

Mỗi đơn vị thi công nội thất gỗ công nghiệp sẽ có mức giá khác nhau. Điều này phụ thuộc vào dịch vụ cung cấp, trình độ của công nhân và công nghệ sử dụng.

QUY TRÌNH BÁO GIÁ THI CÔNG NỘI THẤT GỖ CÔNG NGHIỆP

  1. Bước 1: Khảo sát tư vấn đo đạc
  2. Bước 2: Lên mặt bằng công năng
  3. Bước 3: Gửi báo giá sơ bộ
  4. Bước 4: Ký hợp đồng thiết kế nội thất
  5. Bước 5: Báo giá nội thất căn cứ vào bản vẽ 3D
  6. Bước 6: Ký hợp đồng sản xuất nội thất
  7. Bước 7: Nghiệm thu công trình và thanh toán

Cụ thể như sau:

BƯỚC 1: KHẢO SÁT TƯ VẤN ĐO ĐẠC

Sau khi nhận được yêu cầu từ phía khách hàng, chúng tôi sẽ sắp xếp nhân viên thiết kế đến khảo sát công trình và đo đạc. Đồng thời trao đổi với khách hàng về phong cách thiết kế, ngân sách dự kiến,…

BƯỚC 2: LÊN MẶT BẰNG CÔNG NĂNG

Qua những thông tin thu nhận được từ thực tế, nhân viên tiên hành lên ý tưởng và thiết kế bản vẽ 3D cho công trình. Thời gian để lên được mặt bằng công năng sẽ kéo dài trong khoảng từ 5 đến 7 ngày.

BƯỚC 3: GỬI BÁO GIÁ SƠ BỘ

Nhân viên gửi bản vẽ cho khách hàng và báo giá sơ bộ. Khi đó, khách hàng và kiến trúc sư sẽ cùng nhau thảo luận để đưa ra được bản thiết kế cuối cùng cho căn nhà. Tuỳ thuộc vào yêu cầu của khách hàng để điều chỉnh mức chi phí.

BƯỚC 4: KÝ HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ NỘI THẤT

Khi đã thống nhất được thiết kế và mức giá, hai bên ký kết hợp đồng thiết kế nội thất.

BƯỚC 5: BÁO GIÁ NỘI THẤT CĂN CỨ VÀO BẢN VẼ 3D

Kiến trúc sư sẽ tính toán chi phí nội thất dựa trên bản vẽ 3D đã thống nhất với khách hàng và gửi báo giá nội thất đến cho khách hàng.

BƯỚC 6: KÝ HỢP ĐỒNG SẢN XUẤT NỘI THẤT

Khi đã hiểu rõ về các điều khoản và đồng ý về chi phí, hai bên thực hiện ký kết hợp đồng sản xuất nội thất. Sau đó, nhà thầu sẽ tiến hành thi công công trình theo những gì đã cam kết trong hợp đồng.

BƯỚC 7: NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH VÀ THANH TOÁN

Khi công trình hoàn thành, 1991 A&D Studio bàn giao cho khách hàng nghiệm thu. Khách hàng có trách nhiệm phải thanh toán số chi phí còn lại.

THỜI GIAN THI CÔNG NỘI THẤT

Dựa trên diện tích, mức độ phức tạp và công việc cụ thể của từng công trình để đưa ra thời gian thi công nội thất phù hợp. Thông thường, 1991 A&D Studio sẽ mất khoảng từ 20 đến 45 ngày để có thể hoàn thiện một công trình nội thất gỗ công nghiệp. Nội thất gỗ công nghiệp được ưa chuộng nhờ vào chi phí thấp và tính ứng dụng cao. Ngày càng nhiều gia đình lựa chọn chất liệu này vào trong thi công nội thất chung cư.

COMMENTS

Tên

1991designvn,34,Arts & Crafts là gì,1,báo giá gỗ tự nhiên,3,gỗ gụ là gì,1,gỗ hương là gì,1,gỗ mun là gì,1,gỗ sưa là gì,1,gỗ thông là gì,1,gỗ tự nhiên,1,gỗ tự nhiên là gì,2,gỗ xoan đào là gì,1,kích thước phong thủy nhà vệ sinh,1,kích thước phong thủy phòng tắm,1,kích thước phong thủy wc,1,màu sơn cho mệnh thổ,1,màu sơn cho người mệnh hỏa,1,nội thất gỗ,4,Nội thất gỗ công nghiệp,1,phong cách art nouveau,1,phong cách country style,1,phong cách địa trung hải,1,phong cách hitech,1,phong cách thiết kế maverick,1,Phong cách thiết kế nội thất Avant Garde,1,phong cách thiết kế nội thất đồng quê,1,phong cách thiết kế retro,1,phong cách thiết kế rustic là gì,1,phong thủy,4,phong thủy nhà ở,10,phong thủy nhà vệ sinh,1,phong thủy phòng bếp,1,phong thủy phòng cưới,1,phong thủy phòng học,1,phong thủy phòng khách,1,phong thủy phòng ngủ,2,phong thủy phòng ngủ cho bé,1,phong thủy phòng tắm,1,phong thủy phòng tân hôn,1,phong thủy phòng thờ,1,phong thủy phòng vệ sinh,1,Phong trào Arts & Crafts là gì,1,thi công nội thất,14,thiet ke noi that,34,thiết kế biệt thự,2,thiết kế nhà phố,2,thiết kế nhà vệ sinh,1,thiết kế nội thất,16,thiết kế nội thất chung cư,2,thiết kế phòng ngủ cho bé,1,thiết kế phòng tắm,1,thiết kế phòng wc,1,
ltr
item
Hội yêu thiết kế nhà cửa, căn hộ: Nội thất gỗ công nghiệp là gì? Giá thành ra sao?
Nội thất gỗ công nghiệp là gì? Giá thành ra sao?
Nhưng điều đó là không đúng sự thật. Vậy, gỗ công nghiệp là gì? Chất lượng thực sự của chúng là gì?
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjTW5WW_moPmKEDpVsnPYJOFGIkhbFl7BrhHgmUuW5wFaDuX4ruiYYsNILY0dIEVwBS9jobiZPecDsmGOUKzQtEGYtj_ACpOsLzO_OMHediZ4d_rawbWv4s7qMfeEyr616Eh6P8fFkL2_s/s320/noi-that-go-cong-nghiep-18-min-1024x683.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjTW5WW_moPmKEDpVsnPYJOFGIkhbFl7BrhHgmUuW5wFaDuX4ruiYYsNILY0dIEVwBS9jobiZPecDsmGOUKzQtEGYtj_ACpOsLzO_OMHediZ4d_rawbWv4s7qMfeEyr616Eh6P8fFkL2_s/s72-c/noi-that-go-cong-nghiep-18-min-1024x683.jpg
Hội yêu thiết kế nhà cửa, căn hộ
https://yeunhacua.blogspot.com/2021/07/noi-that-go-cong-nghiep-la-gi.html
https://yeunhacua.blogspot.com/
https://yeunhacua.blogspot.com/
https://yeunhacua.blogspot.com/2021/07/noi-that-go-cong-nghiep-la-gi.html
true
6254826658115781278
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content